Tin tức

Kế hoạch tổ chức thi Đánh giá năng lực các môn Năng khiếu đối với thí sinh dự tuyển vào Ngành Giáo dục Mầm non và Ngành Sư phạm Âm nhạc tại kỳ tuyển sinh Đại học Chính quy Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Huế

Căn cứ Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Quyết định số 398/QĐ-ĐHH ngày 05/4/2022 của Giám đốc Đại học Huế về việc phân cấp cho Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế tổ chức thi đánh giá năng khiếu đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành có yêu cầu năng khiếu; Căn cứ kế hoạch tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế; Nhằm đảm bảo công tác tổ chức thi đánh giá năng khiếu diễn ra nghiêm túc, đúng quy định, Hội đồng thi Đánh giá năng khiếu (ĐGNK) ban hành kế hoạch tổ chức kỳ thi như sau:

1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.1. Mục đích

- Đánh giá năng lực chuyên môn của thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành Giáo dục Mầm nonSư phạm Âm nhạc.

- Đảm bảo công bằng, khách quan trong quá trình xét tuyển.

1.2. Yêu cầu

- Kỳ thi được tổ chức nghiêm túc, đúng quy chế tuyển sinh hiện hành.

- Đề thi và phương thức đánh giá đảm bảo tính khoa học, phù hợp với đặc thù từng ngành.

- Công tác tổ chức thi, coi thi, chấm thi đảm bảo tính minh bạch, công khai.
 

2. THỜI GIAN, HÌNH THỨC ĐĂNG KÝ DỰ THI, NỘP LỆ PHÍ


2.1. Thời gian đăng ký

- Thời gian đăng ký: Từ 24/03/2025 đến hết ngày 26/04/2025.

2.2. Hình thức đăng ký:

- Thí sinh đăng ký trực tuyến tại website: https://nangkhieu.dhsphue.edu.vn.

- Kết quả kiểm tra hồ sơ sẽ được thông báo qua email vào ngày 02/05/2025.

- Thí sinh sử dụng email, số điện thoại đã đăng ký để đăng nhập vào website https://nangkhieu.dhsphue.edu.vn/ xem thông tin đăng ký, thông tin dự thi (Số báo danh, phòng thi, thời gian thi) và kết quả đánh giá.

2.3. Nộp lệ phí thi:

- Lệ phí thi đánh giá năng lực các môn Năng khiếu: 320.000đ/hồ sơ

- Thí sinh chuyển khoản về tài khoản Trường, theo nội dung như sau:

  • Tên tài khoản: Trường Đại học Sư phạm Huế
  • Số tài khoản: 122000014705
  • Ngân hàng: Công thương Việt Nam, chi nhánh Huế (Vietinbank)
  • Nội dung chuyển tiền: Họ và tên, Số CCCD, dgnl M1 (hoặc N1)

3. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC THI

3.1. Thời gian thi: Từ ngày 09/05/2025 đến 11/05/2025.

- 8 giờ 00 ngày 09/5/2025: thí sinh tập trung tại Giảng đường I để làm thủ tục dự thi, nghe phổ biến Lịch thi và Quy chế thi.

- 9h00 ngày 09/5/2025 đến ngày 11/5/2025: thí sinh dự thi các môn năng khiếu theo lịch thi cụ thể (sẽ phát đến các thí sinh vào buổi sáng tập trung).

3.2. Địa điểm thi:

- Tổ chức thi đánh giá năng lực các môn năng khiếu tại Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế.

- Địa chỉ: 34 Lê Lợi, phường Phú Hội, Quận Thuận Hóa, Thành phố Huế.

4. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC THI

       4.1. Ngành Giáo dục Mầm non

  1. Năng khiếu 1: Môn Hát (tự chọn)
  • Nội dung đánh giá môn Hát (tự chọn)

Thí sinh thể hiện một bài hát tự chọn lời Việt, theo các chủ đề: quê hương, người mẹ, tuổi trẻ, bốn mùa, trường học (những bài hát tự chọn được phép phổ biến của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch). Thí sinh không được sử dụng micro và nhạc đệm. Nội dung đánh giá:

            Tiêu chí 1: Cao độ, trường độ

            Tiêu chí 2: Nhạc cảm, phong cách

            Tiêu chí 3: Chất giọng

  • Thời gian làm bài môn Hát (tự chọn): Không quá 03 phút.
  • Thang điểm

            Tiêu chí 1: 4.0 điểm

            Tiêu chí 2: 3.0 điểm

            Tiêu chí 3: 3.0 điểm

  1. Năng khiếu 2: Môn Kể chuyện theo tranh
  • Nội dung đánh giá môn Kể chuyện theo tranh

Thí sinh bốc thăm ngẫu nhiên 01 bức tranh minh họa của một câu chuyện, dựa vào tranh và kết hợp với trí tưởng tượng để kể chuyện. Nội dung đánh giá:

Tiêu chí 1: Kể đúng chủ đề

  • Thí sinh thể hiện được khả năng dựa vào tranh kể một câu chuyện ngắn có kết cấu hợp lý.
  • Nội dung câu chuyện phải gắn với chủ đề, phù hợp với tuổi thơ và có tính giáo dục.

Tiêu chí 2: Phong cách

  • Giọng kể linh hoạt, phù hợp với nội dung câu chuyện và lời thoại của các nhân vật.
  • Cách kể chuyện tự nhiên, biết phối hợp lời kể với việc sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ như ánh mắt, điệu bộ,… phụ trợ cho lời kể.

Tiêu chí 3: Đảm bảo thời gian quy định

  • Thời gian làm bài môn Kể chuyện theo tranh: Thí sinh được phép chuẩn bị trong 02 phút và trình bày không quá 02 phút.
  • Thang điểm: Đánh giá theo thang điểm 10.0

Tiêu chí 1: 5.5 điểm (Ý 1: 2.5 điểm; Ý 2: 3.0 điểm)

Tiêu chí 2: 4.0 điểm (Ý 1: 2.0 điểm; Ý 2: 2.0 điểm)

Tiêu chí 3: 0.5 điểm

       4.2. Ngành Sư phạm Âm nhạc

  1. Năng khiếu 1: Môn Cao độ và Tiết tấu
  • Nội dung đánh giá và thang điểm môn Cao độ và Tiết tấu
  • Cao độ: Thí sinh nghe từ 01 đến 03 lần mẫu câu nhạc, sau đó tái hiện câu nhạc đó đúng tiết tấu, giai điệu bằng cách hát âm “La”.

Nội dung đánh giá và thang điểm phần Cao độ:

Tiêu chí 1: 3.0 (Đúng cao độ: không chênh, không thêm/bớt nốt)

Tiêu chí 2: 1.0 (Đúng sắc thái: to, rõ ràng,…)

Tiêu chí 3: 1.0 (Đúng tiết tấu, nhịp độ)

  • Tiết tấu:Thí sinh nghe từ 01 đến 03 lần mẫu câu nhạc, sau đó tái hiện câu nhạc đó đúng tiết tấu, giai điệu bằng cách vỗ tay.

Nội dung đánh giá và thang điểm phần Tiết tấu:

Tiêu chí 1: 3.0 (Đúng tiết tấu: đúng quan hệ trường độ các nốt, không thêm/bớt nốt)

Tiêu chí 2: 1.0 (Đúng sắc thái: mạnh, nhẹ,…)

Tiêu chí 3: 1.0 (Đúng nhịp độ của mẫu)

Tổng điểm môn thi Cao độ và Tiết tấu: 10.0 điểm.

  • Thời gian làm bài môn Cao độ và Tiết tấu: Mỗi phần thi Cao độ, Tiết tấu thí sinh trình bày không quá 03 phút.
  1. Năng khiếu 2: Môn Hát hoặc Nhạc cụ

Thí sinh chọn một trong hai nội dung thi theo tổ hợp môn đã đăng ký xét tuyển:

  •  Môn Hát

Thí sinh trình bày một ca khúc hoặc một bài dân ca (Việt Nam hoặc nước ngoài, được phép phổ biến của Bộ văn hoá Thể thao và Du lịch). Thí sinh được sử dụng nhạc đệm khi trình bày tác phẩm; đánh giá theo thang điểm 10.0

Nội dung đánh giá và thang điểm:

Tiêu chí 1: 4.0 (Giai điệu: cao độ, tiết tấu, nhịp độ)

Tiêu chí 2: 2.0 (Nhạc cảm)

Tiêu chí 3: 3.0 (Chất giọng)

Tiêu chí 4: 1.0 (Phong cách)

  • Môn Nhạc cụ

Thí sinh trình bày 01 tác phẩm độc tấu trên đàn Organ, Piano hoặc Guitare; đánh giá theo thang điểm 10.0

Nội dung đánh giá và thang điểm:

Tiêu chí 1: 4.0 (Giai điệu: cao độ, tiết tấu, nhịp độ)

Tiêu chí 2: 2.0 (Sắc thái)

Tiêu chí 3: 3.0 (Kỹ thuật)

Tiêu chí 4: 1.0 (Phong cách)

  1. Thời gian làm bài môn Hát hoặc Nhạc cụ

Phần thi Hát: Thí sinh trình bày không quá 05 phút.

Phần thi Nhạc cụ: Thí sinh tự chuẩn bị nhạc cụ và trình bày không quá 07 phút.

5. SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ NĂNG KHIẾU

  • Giấy chứng nhận kết quả đánh giá năng lực các môn năng khiếu là căn cứ pháp lý cho thí sinh dự tuyển đầu vào ngành Giáo dục Mầm non, Sư phạm Âm nhạc của Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế năm 2025.

6. THÔNG TIN LIÊN HỆ

- Để biết thêm thông tin chi tiết, giải đáp thắc mắc, thí sinh liên hệ theo địa chỉ:

  • Ban Tư vấn tuyển sinh Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế,
  • Số 34 Lê Lợi, phường Phú Hội, Quận Thuận hóa, Thành phố Huế.

- Thầy Trương Thế Quy, Phó trưởng ban Tư vấn tuyển sinh, số điện thoại: 0977004444

- Thầy Đoàn Văn Cảnh, Giảng viên Khoa Giáo dục Mầm non, số điện thoại: 0865439257

- Thầy Nguyễn Mạnh Quyền, Uỷ viên Ban Tư vấn tuyển sinh, số điện thoại: 0823476555

admin Update: 2025-03-24 4:18:20 PM, Theo: DHS
Tags: Kế hoạch tổ chức thi Đánh giá năng lực các môn Năng khiếu đối với thí sinh dự tuyển vào Ngành Giáo dục Mầm non và Ngành Sư phạm Âm nhạc tại kỳ tuyển sinh Đại học Chính quy Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Huế, trường đại học sư pham - đại học huế, trường sư phạm huế, đại học sư phạm huế, sư phạm huế, đại học sư phạm, đại học huế, tuyển sinh 2019, tuyển sinh đại học, mã trường DHS, dhs, dhsp hue, sp huế, đh sư phạm, dhsph, dhsphue.edu.vn, tuyensinh.dhsphue.edu.vn, huce.vn, hỏi đáp tuyển sinh, thông tin tuyển sinh, tra cứu điểm đại học, tra cứu kết quả thi THPT


Bài viết liên quan


CÁC THÔNG TIN QUAN TRỌNG

BÁO CHÍ VIẾT VỀ DHS